Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Chảy máu mũi vào buổi sáng, xử lý ra sao?

Mặc dù chảy máu mũi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến hơn ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi và người lớn từ 50 đến 80 tuổi. Nên tìm hiểu nguyên nhân và xử trí ban đầu tại nhà trước khi có can thiệp y tế nếu cần thiết.

Nguyên nhân gây ra chảy máu mũi vào buổi sáng

Không khí khô: Không khí khô hoặc từ bên ngoài hoặc trong nhà sưởi ấm, có thể làm khô lớp niêm mạc của mũi, dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi và gây ra chảy máu cam. Có thể làm giảm độ khô của môi trường bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để giúp làm ẩm bên trong mũi.

Thói quen lạm dụng quá mức thuốc chống nghẹt mũi: Xì mũi quá mức có thể khiến rách mô và gây chảy máu mũi. Việc sử dụng thuốc thông mũi khi cảm lạnh có thể là thủ phạm khác gây chảy máu mũi. Những thuốc thông mũi này có thể làm khô và kích thích niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu, đặc biệt nếu lạm dụng quá mức.Ăn những thực phẩm giàu vitamin C, kẽm để vững thành mạch.

Ăn những thực phẩm giàu vitamin C, kẽm để vững thành mạch.

Ăn những thực phẩm giàu vitamin C, kẽm để vững thành mạch.

Những rối loạn sức khoẻ là yếu tố nguy cơ: Các chứng dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng có thể là những tình trạng gây ra chứng chảy máu mũi vào buổi sáng. Thông thường, nhiễm trùng hô hấp trên hoặc dị ứng mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi vào buổi sáng do viêm niêm mạc mũi. Các tình trạng sức khoẻ khác như bệnh thận hoặc gan, nghiện rượu có thể làm giảm khả năng đông máu, dẫn đến chảy máu mũi. Tình trạng bệnh tim mạch như tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết có thể gây chảy máu mũi. Cơn tăng huyết áp ác tính có thể gây ra chảy máu cam, khó thở, nhức đầu dữ dội.

Thuốc men: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến chảy máu mũi, như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), aspirin, hoặc thuốc chống đông. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc vừa nêu, đặc biệt nếu có tiền sử chảy máu mũi, bác sĩ có thể tìm một loại thuốc thay thế.

Lệch vách ngăn mũi: Lệch vách ngăn mũi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam. Nếu bề mặt vách ngăn mũi khô, vách ngăn lệch cũng dễ làm cho các tác nhân lạ từ bên ngoài tiếp cận với các hốc mũi và có thể dẫn đến thương tổn, tắc nghẽn, gây nhiễm trùng mũi và chảy máu mũi.

Khi nào cần can thiệp y tế?

Không cần phải đến ngay bác sĩ nếu chảy máu mũi vào buổi sáng lần đầu. Tuy nhiên, điều này lại rất cần thiết nếu bạn đang dùng chất chống đông máu hoặc bị rối loạn đông máu như bệnh hemophilia... Khi bị chảy máu cam thường xuyên, chảy máu mũi xảy ra ở trẻ dưới hai tuổi, hoặc có các triệu chứng thiếu máu, da nhợt nhạt, tim đập nhanh và thở dốc, cần đi khám bác sĩ.

Cách xử trí chảy máu mũi vào buổi sáng

Xử trí chảy máu cam vào buổi sáng khá dễ dàng để làm với các hướng dẫn đơn giản và một số biện pháp khắc phục tại chỗ.

Hướng dẫn chung: Ấn trực tiếp vào cánh mũi của lỗ mũi có chảy máu có thể là một cách để ngăn chặn chảy máu mũi hữu hiệu. Giữ mũi đóng kín khoảng 10 phút, thở bằng miệng, để máu cầm tự nhiên. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài và khó cầm.

Đặt một miếng vải ẩm ướt và lạnh trên sống mũi cũng có thể mang lại tác dụng cầm máu. Tương tự, đồ uống lạnh hay ăn kem cũng có tác dụng nhất định.

Cố gắng không hỉ mũi trong 24 giờ và tránh vận động quá mức ít nhất 2 giờ đồng hồ sau khi cầm máu, vì có thể gây chảy máu mũi tái phát.

Các biện pháp ngăn chặn khác

Thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, hãy thử thực hiện những điều chỉnh chế độ ăn uống sau đây: Ăn nhiều chất sắt để tạo hemoglobin của hồng cầu. Ăn thực phẩm giàu vitamin C giúp tạo ra collagen cho tổ chức mô cơ thể. Ăn nhiều vitamin K để giúp mau đông máu. Ăn thực phẩm giàu kẽm hoặc bổ sung kẽm để giúp tăng vững bền mạch máu.

Hạn chế việc sử dụng thuốc chống viêm NSAID và thuốc chống đông khác, kiểm soát tốt huyết áp và bỏ thuốc lá. Bạn cũng có thể thêm một máy làm ẩm trong nhà để duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ khi tời tiết khô lạnh.

BS. Thanh Hoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Kinh nghiệm giúp mẹ trị dứt điểm mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

ảnh minh hoạ Rôm sảy mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da lành tính ở trẻ, thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần nếu được vệ sinh, chăm sóc cẩ...